Hồ Việt Trung: Chưa bao giờ muốn bỏ nghề dù hát 10 năm mới nổi tiếng
Với mục tiêu tiếp tục khuyến khích mỗi người, mỗi nhà xây dựng lối sống tích cực, chủ động rèn luyện sức khỏe và lan tỏa tình yêu thương - yêu thương bản thân và gia đình, yêu thương cộng đồng và yêu thương trái đất, Dai-ichi Life Việt Nam đã chính thức phát động chương trình Đi/Chạy bộ và hoạt động thể dục thể thao trực tuyến vì cộng đồng "Dai-ichi Life - Cung đường yêu thương 2023" từ ngày 15.4.2023 đến ngày 3.12.2023. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động và sự kiện chào đón cột mốc phục vụ trên 5 triệu khách hàng và cam kết tăng trưởng xanh bền vững của Dai-ichi Life Việt Nam trong năm 2023.Phố hoa tết rộng 800 mét vuông ở Hậu Giang thu hút cả trăm người đến check-in
Hồi tháng 4.2023, VBA đã tổ chức thành công sự kiện All-Stars đầu tiên với nội dung bóng rổ 3x3 mang tên The Global City 3x3 Basketball All-Stars Cup. Đây là sự kiện thể thao - giải trí hấp dẫn khi các nghệ sĩ như Soobin Hoàng Sơn, Cường Seven, Phương "Kào",... thi đấu cùng các cầu thủ bóng rổ chuyên nghiệp VBA.
3 phương án thu phí vỉa hè, lòng đường với các giải chạy bộ tại TP.HCM
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.
Các đội Indonesia và Thái Lan đều sẽ thiếu vắng nhiều trụ cột trên hàng tấn công ở SEA Games 33 diễn ra cuối năm nay, sau khi Ban tổ chức (BTC) của đại hội thể thao Đông Nam Á thay đổi độ tuổi dành cho các cầu thủ bóng đá nam tham dự SEA Games. Đáng chú ý, Thái Lan sẽ vắng 2 tiền đạo vừa thi đấu rất hay tại AFF Cup 2024, gồm Suphanat Mueanta và Teerasak Poeiphimai. Trong khi đó, Indonesia sẽ không có sự phục vụ của chân sút hay nhất SEA Games 32 năm 2023 Ramadhan Sananta. Những cầu thủ này năm nay vừa đúng 23 tuổi, lố đúng 1 tuổi so với quy định mới.Ngược lại, U.22 Việt Nam gần như sẽ giữ nguyên thành phần mạnh nhất mà chúng ta từng kỳ vọng. Đặc biệt, hàng tấn công của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik trong những ngày tới đây rất đáng gờm. Những ngôi sao tấn công trong lứa tuổi 22 của bóng đá Việt Nam gồm Đình Bắc, Vĩ Hào, Văn Trường, Quốc Việt, Đức Việt, Thanh Nhàn đều đủ điều kiện tham dự SEA Games 33.Đây cũng là những gương mặt từng thi đấu tốt tại các giải U.23 châu Á 2024 và U.23 Đông Nam Á 2023. Về mặt cá nhân, những cầu thủ này đã chứng minh được năng lực chuyên môn, giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Còn về mặt đồng đội, họ ăn ý với nhau, nhờ được cùng nhau thi đấu nhiều giải như đã nêu ở trên.Hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam vừa có thể hình tốt, vừa giàu kỹ thuật. Nhóm các cầu thủ có thể hình tốt trong số này phải kể đến Nguyễn Văn Trường (1,82 m), Bùi Vĩ Hào (1,81 m) và Nguyễn Đình Bắc (1,80 m). Còn nhóm các cầu thủ giàu kỹ thuật có Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Quốc Việt, Nguyễn Đức Việt, Nguyễn Đình Bắc.Tốc độ cũng là một điểm mạnh khác nơi hàng tấn công của đội tuyển U.22 Việt Nam hiện nay. Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Quốc Việt và Nguyễn Thanh Nhàn nổi tiếng là những cầu thủ có tốc độ xuất phát cao, có thể tăng tốc vượt qua qua đối thủ ở thời điểm đối phương mất tập trung.Từ những nhân sự như thế này, HLV Kim Sang-sik có thể bố trí các phương án tấn công khác nhau cho đội tuyển U.22 Việt Nam. Ông Kim Sang-sik có thể cho các học trò chơi phối hợp nhóm nhỏ, dựa vào kỹ thuật của các cầu thủ. Có thể cho toàn đội chơi bóng dài và bóng bổng, dựa vào thể hình tốt của những cầu thủ tấn công như Văn Trường, Vĩ Hào và Đình Bắc. Ngoài ra, khi cần U.22 Việt Nam có thể khai thác các tình huống cố định. Trong lứa U.22 Việt Nam hiện nay, chúng ta có Khuất Văn Khang là cầu thủ đá phạt rất tốt, anh có thể giúp các pha bóng cố định của đội bóng trong tay HLV Kim Sang-sik nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nếu Khuất Văn Khang được trả về đúng vị trí sở trường tiền vệ tấn công, chất kỹ thuật của hàng tấn công đội U.22 Việt Nam sẽ được nâng lên, vì Khuất Văn Khang là dạng cầu thủ giàu kỹ thuật.Chi tiết khác không thể không nhắc đến, tất cả các ngôi sao tấn công của U.22 Việt Nam đều đang chiếm được chỗ đứng nhất định ở CLB mà họ đang khoác áo. Vĩ Hào, Văn Khang dần trở thành trụ cột ở các đội Bình Dương, Thể Công Viettel, Văn Trường, Đình Bắc là quân bài chiến lược tại Hà Nội FC và CLB Công an Hà Nội, Quốc Việt, Đức Việt có suất thi đấu chính thức ở Ninh Bình, còn Thanh Nhàn cũng có được vị trí tương tự ở CLB PVF-CAND. Việc được thi đấu thường xuyên ở sân chơi chuyên nghiệp (V-League, hạng nhất) sẽ giúp cho các cầu thủ giữ được sự ổn định trước SEA Games.
Sống ở TP.HCM: Giới 'mộ điệu' kể chuyện cà phê vợt lừng danh
Cách nay hơn 2 năm, Jonathan Khemdee cùng với đội tuyển U.23 Thái Lan thua đội tuyển U.23 Việt Nam trong trận chung kết nội dung bóng đá nam SEA Games 2022, trên sân Mỹ Đình.Trong trận đấu nói trên, trung vệ của đội tuyển U.23 Thái Lan được giao nhiệm vụ kèm tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng của đội chủ nhà, nhưng anh thất bại. Jonathan Khemdee để cho Mạnh Dũng đánh đầu, ghi bàn thắng duy nhất cho đội tuyển U.23 Việt Nam trong trận tranh huy chương vàng (HCV).Jonathan Khemdee có ưu thế cực lớn về mặt thể hình (cao 1,90 m) và thể lực. Nhưng cầu thủ này không mạnh về mặt kỹ thuật, lại yếu trong khả năng xoay trở và đọc tình huống. Đấy là lý do mà Jonathan Khemdee không phải là lựa chọn hàng đầu của HLV Masatada Ishii ở đội tuyển Thái Lan tại AFF Cup.Chỉ đến khi trung vệ Chalermsak Aukkee bên phía đội bóng xứ sở chùa vàng mắc sai lầm trong trận chung kết lượt đi với đội tuyển Việt Nam trên sân Việt Trì (Phú Thọ), hôm 2.1, Jonathan Khemdee mới được thi đấu chính thức ở vị trí trung vệ của đội tuyển Thái Lan, trong trận chung kết lượt về tối qua (5.1).Có vẻ như HLV Masatada Ishii gặp sức ép quá lớn từ dư luận bóng đá Thái Lan trong việc sử dụng Jonathan Khemdee. Ông cần 1 trung vệ mạnh mẽ để đeo bám tiền đạo Xuân Son của đội tuyển Việt Nam. Khemdee thay Chalermsak Aukkee đá vai trung vệ vì lý do này. Tuy nhiên, chính Khemdee cũng phạm sai lầm, khiến Thái Lan thủng lưới sớm.Ở phút thứ 8, cầu thủ này chọn sai điểm rơi và đánh đầu hụt khi kèm Xuân Son, khiến cho bóng rơi đến vị trí của Tuấn Hải, trước khi Tuấn Hải ghi bàn mở tỷ số cho đội tuyển Việt Nam. Những phút sau đó, Jonathan Khemdee không để lại chút dấu ấn nào ở trên sân, anh phòng ngự không thật tốt và tham gia tấn công cũng không mấy hiệu quả.Dấu ấn còn lại của Khemdee trong trận chung kết lượt về, buồn thay, lại là màn khiêu khích tiền đạo Nguyễn Tiến Linh của đội tuyển Việt Nam, buộc các đồng đội của anh và các thành viên trong Ban huấn luyện đội Thái Lan phải vào sân can thiệp. Họ không muốn Khemdee khiến tình hình xấu thêm.2 lần Jonathan Khemdee dự các trận chung kết với các đội tuyển Việt Nam, ở cả 2 cấp độ đội tuyển quốc gia và U.23 quốc gia, cầu thủ này đều bại trận. Nếu tính luôn lần bại trận tại chung kết SEA Games 2023, giữa U.23 Thái Lan và U.23 Indonesia, Jonathan Khemdee đá 3 trận chung kết các giải quốc tế trong sự nghiệp của mình, tính cho đến thời điểm này, thua cả 3.Riêng trong trận chung kết SEA Games 2023, Jonathan Khemdee còn lao vào ẩu đả với cầu thủ Indonesia, dẫn đến việc anh bị cấm tham gia các đội tuyển Thái Lan trong vòng 1 năm, dưới thời cựu chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Somyot Poompunmuang. Chỉ đến khi Madam Pang lên làm chủ tịch FAT hồi đầu năm ngoái, Madam Pang mới giảm án cho Khemdee. Dù vậy, suýt chút nữa anh lại mắc phải sai lầm cũ, khiêu khích và muốn ẩu đả với Tiến Linh ở trận chung kết AFF Cup ngày 5.1.